Kiểm định thang máy với chi phí và thời hạn tốt nhất cho các doanh nghiệp và cá nhân như là: nhà ở, chung cư, nhà hàng, khách sạn...Chúng tôi tiến hành kiểm tra an toàn theo các tiêu quy trình và tiêu chuẩn mới nhất, đảm bảo thời gian kiểm định nhanh nhất mà vẫn đạt yêu cầu. Với phương chấm làm việc hết mình chúng tôi đã được người tiêu dùng đánh giá là một đơn vị có dịch vụ kiểm định thang máy hàng đầu Việt Nam
>>> xem chi tiết quy trình kiểm định thang máy
>>> xem chi tiết lịch khai giảng các khóa huấn luyện an toàn tháng 4 - năm 2016
Có mấy hình thức kiểm định thang máy?
Theo quy định thì hiện tại có 3 hình thức kiểm định thang máy đó là:
- Kiểm định thang máy lần đầu: sau khi thang máy được lắp đặt xong trước khi đưa vào sử dụng thì chúng ta cần tiến hành kiểm định thì đó gọi là kiểm định lần đầu. Lần kiểm định này còn là yếu tố quyết định xem thang máy có đủ điều kiện để nghiệm thu bàn giao hay không?
- Kiểm định thang máy định kỳ: Khi hết thời hạn cấp phép của lần kiểm định lần đầu thì các lần kiểm định tiếp theo được gọi là kiểm định định kỳ. Công việc của lần kiểm định này cũng giống hệt như kiểm định lần đầu chỉ có điều các thiết bị không đạt yêu cầu phải thay thế do đơn vị sử dụng chịu nếu thang đã hết thời hạn bảo hành.
- Kiểm định thang máy bất thường: Khi kiểm định lần đầu hay kiểm định định kỳ đang còn hiệu lực mà thang phải tiến hành sửa chữa lớn, sau sự cố tai nạn hoặc có yêu cầu của thanh tra an toàn lao động.
Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu về cách làm việc trong công tác bảo trì thang máy như thế nào?
Đa số các chủ đầu tư khi xây dựng chung cư sẽ thuê nhà thầu lắp đặt thang máy theo các tiêu chuẩn hiện hành và tiến hành kiểm định an toàn thang máy. Tuy nhiên sau khi chung cư đi vào hoạt động thì chủ đầu tư sẽ chuyển gian cho ban quản lý chung cư công tác bảo trì, bảo dưỡng và kiểm định với đơn vị lắp đặt thang máy hoặc thuê đơn vị khác có cùng chức năng. Và do chi phí khá cao nên vài năm đầu công việc này được làm khá tốt, tuy nhiên sau 1 thời gian dài thì việc cắt giảm chi phí này sẽ xảy ra. Hoặc thuê đơn vị giá rẻ không có đủ nhân lực, thậm chí một số chung cư còn tự bảo trì
Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa, phải treo biển thông báo tạm ngưng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy. Chủ sở hữu thang máy phải bố trí nhân viên chuyên trách quản lý thang máy. Nhân viên chuyên trách phải có hiểu biết cơ bản về thang máy và phải được huấn luện về kỹ thuật an toàn trong vận hành thang máy, và phải thực hiện các nhiêm vụ: Quản lý hồ sơ kỹ thuật cùng với sổ nhật ký theo dõi tình trạng thang máy mỗi kỳ bảo dưỡng, ghi chép đầy đủ các sự cố hỏng hóc vào sổ nhật ký; Đóng cắt điện hàng ngày cho thang máy; Khắc phục các hỏng hóc nhỏ; Khi có những hỏng hóc lớn khiến thang không thể hoạt động tiếp tục thì phải báo cho đơn vị bảo trì, bảo dưỡng đến xử lý; Cứu hộ khẩn cấp khi có sự cố.
XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
9.1. Lập biên bản kiểm định (theo mẫu tại phần phụ lục của quy trình này). Biên bản kiểm định được lập tại cơ sở sử dụng, trong đó phải ghi đầy đủ, rõ ràng nội dung và tiêu chuẩn áp dụng.
9.2. Thông qua biên bản:
Biên bản kiểm định phải được thông qua tại cơ sở và các thành viên tham gia thống nhất và ký vào biên bản. Trong đó bắt buộc phải có các thành viên:
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
- Chủ sử dụng hoặc người được uỷ quyền.
- Người chứng kiến.
9.3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch thiết bị.
9.4. Khi thiết bị được kiểm định đạt yêu cầu, cấp phiếu kết quả kiểm định (Mẫu phiếu kết quả kiểm định theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) và biên bản kiểm định cho cơ sở.
9.5. Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt và những kiến nghị cho chủ sở hữu biết và có biện pháp xử lý phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét